Kiểm tra container đúng chuẩn CTPAT là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các chủ hàng có sử container để đóng hàng và vận chuyển.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi hội nhập WTO, việc giao thương buôn bán giữa các quốc gia được mở rộng, trong đó có Việt Nam
Việc nhập và xuất hàng tại các cửa khẩu, cảng biển luôn tấp nập, hàng hóa đóng trong các container liên tục được vận chuyển trên đường
Cùng với đó, việc kiểm tra Container là khâu quan trọng và gần như không thể bỏ qua đối với các chủ hàng, hay các hãng vận tải.
Không thiếu những trường hợp để hàng hóa xảy ra hư hỏng, mất mát mà một trong những nguyên nhân là do cách sử dụng và đóng hàng vào container không đúng cách.
[su_box title=”Bạn sẽ quan tâm tới sản phẩm liên quan này” box_color=”#47bef8″ radius=”5″] –Chì cối 7mm niêm phong cho container đi nước ngoài–Chì cáp bấm container, xe tải, sử dụng tiện lợi[/su_box]
[su_highlight background=”#07baf1″ color=”#ffffff”]Các bước kiểm tra container được thực hiện thế nào?[/su_highlight]
- Kiểm tra bên ngoài/ gầm/ khung dầm container
Quan sát, kiểm tra tổng quát phía ngoài container, gồm cả phần gầm và khung dầm
Khi phát hiện các vết rách, lỗ thủng, vị trí biến dạng … phải tiến hành kiểm tra nguyên nhân, kiểm tra lại phần gầm, các góc của Container
Những vị trí này thường bị bỏ sót nhưng lại là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa chứa đựng bên trong container
- Kiểm tra bên trong/ bên ngoài cửa Container
Phải kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong, quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt.
Kiểm tra các đinh tán, ri-vê tại các vị trí có gắn lỗ khóa niêm phong xem có bị hư hỏng, mức độ chắc chắn hay nhô lên không.
Kiểm tra hoạt động khi đóng mở cánh cửa và then cài bảo đảm cửa đóng mở an toàn, kín, không để nước xâm nhập vào container.
Đặc biệt là đối với các container chứa hàng đông lạnh
Việc kiểm tra tấm bọc phủ các trang thiết bị khác như lỗ thông gió ống dẫn hơi lạnh, bộ phận máy làm lạnh là vô cùng cần thiết…
- Kiểm tra mép hông, vách phải Container
Kiểm tra phần mép hông và phần vách bên phải xem có bị gỉ sét, lâu ngày có thể hình thành lỗ hổng.
Đặc biệt là phần mép tiếp xúc với nền
4. Kiểm tra mép hông, vách trái Container
Kiểm tra phần mép hông và phần vách bên trái, tương tự các bước như bên phải, xem có bị gỉ sét, lâu ngày có thể hình thành lỗ hổng.
Đặc biệt là phần mép tiếp xúc với nền
5.Kiểm tra vách trước
Việc kiểm tra mép và phần vách trước tương tự như phần kiểm tra mép, hông vách trái, phải.
6.Kiểm tra trần/ nóc/ sàn ngoài
Phần trần, nóc, sàn ngoài được xem là tấm áo của container, kiểm tra, xem xét kỹ càng sẽ giúp hàng hóa của bạn như được mặc một tấm áo giáp bảo vệ chắn chắn.
Việc quan sát kiểm tra kết hợp cả bên trong và ngoài cũng cần đòi hỏi kinh nghiệm thực tế để biết nguyên nhân từ đó có hướng khắc phục, hoặc hạn chế tác động xấu
7.Kiểm tra sàn trong
Sàn trong container phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không bị mùi hôi, dơ bẩn.
Nhất là phần này thường tiếp xúc gần mặt đất nên việc han, gỉ do ẩm ướt, bụi bẩn là không thể tránh khỏi, vì vậy vị trí sàn cần được kiểm tra kỹ
Ngoài các nội dung kiểm tra trên, bạn cũng cần lưu ý thêm về thông tin về các thông số được ghi bên ngoài container
+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép.
Nó bao gồm trọng lượng hàng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏ container.
+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container.
Nó bao gồm trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.
+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) Phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container.
+ Dung tích container (container intrrnal capacity) tức là thể tích chứa hàng tối đa của container.
[su_box title=”Bạn sẽ quan tâm tới sản phẩm liên quan này” box_color=”#47bef8″ radius=”5″]–Tiêu chuẩn CTPAT là gì trong an ninh hàng hóa xuất khẩu?[/su_box]
[su_highlight background=”#07baf1″ color=”#ffffff”]Kẹp chì container sau khi thực hiện các bước kiểm tra, tránh thất thoát[/su_highlight]
Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, đóng hàng vào container thì bước cuối cùng, không thể thiếu là kẹp chì container bằng chì cối 7mm hoặc chì cáp bấm
Ghi chép lại thông tin số series trên chì niêm làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu trong quá trình vận chuyển, thông quan, lưu bãi…
Vậy là bạn có thể hoàn toàn yên tâm với những chuyến hàng của doanh nghiệp mình khi thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra container theo tiêu chuẩn CTPAT nêu trên
Vui lòng liên hệ Hotline 0909 630 869 để tìm hiểu thêm về các loại chì niêm phong, seal niêm phong container, xe tải, hàng hóa…
Pingback: Khóa niêm phong, kẹp chì niêm phong là gì? Có mấy loại?