Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container (CSC, ISO)

Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container CSC & ISO

Container hiểu đơn giản là những chiếc thùng to dùng để chứa, vận chuyển và bảo vệ hàng hoá. Nhưng để có thể được “thực hiện nhiệm vụ” trên, những chiếc container này cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt của tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container (CSC, ISO). Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container là gì? Thế nào là container đạt tiêu chuẩn an toàn? Nếu bạn quan tâm, hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container là gì?

Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container là một yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý trong ngành vận tải logistic, giúp hàng hoá có thể di chuyển thuận lợi giữa các quốc gia. Những tiêu chuẩn quốc tế này là tiêu chuẩn chung, thống nhất và tương thích trong vận hành toàn cầu.

Một container đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của CSC và tiêu chuẩn ISO liên quan. Nếu container không đạt chuẩn CSC hay ISO có thể bị từ chối vận chuyển.

Công ước quốc tế về an toàn container CSC

CSC – Convention for Safe Containers – Công ước quốc tế về an toàn container được ban hành bởi tổ chức hàng hải quốc tế từ những năm 1972 và áp dụng tại hơn 80 quốc gia.

Mục tiêu của CSC

  • Đảm bảo container cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, độ bền cao đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình vận hành container
  • Hạn chế đến mức tối đa những tai nạn, thiệt hại khi dùng container.
  • Giúp thống nhất các tiêu chuẩn khi kiểm tra và cấp chứng nhận container toàn cầu.

Phạm vi áp dụng

CSC quy định các yêu cầu trong thiết kế, chế tạo, kiểm tra và bảo dưỡng container. CSC được áp dụng cho hầu hết các loại container vận chuyển đường thuỷ, trừ một số loại container đặc biệt.

Làm sao để biết container đạt tiêu chuẩn CSC?

Một container đã được kiểm tra và đáp ứng các yêu cầu của CSC sẽ được cấp một tấm kim loại CSC được gắn cố định trên container. Container không có tấm CSC được coi là không hợp lệ, không đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container và chúng có thể bị từ chối vận chuyển hoặc thông quan, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn CSC đòi hỏi các container cần được kiểm tra định kỳ, nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép vận hành quốc tế.

Tấm CSC chứng minh container đạt tiêu chuẩn quốc tế về container
Tấm CSC chứng minh container đạt tiêu chuẩn quốc tế về container

4 yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn CSC

1. Kết cấu container

Container cần phải có kết cấu vững chắc, khung container chịu được tải trọng gấp 1,8 lần trọng lượng tối đa. Container có độ bền cao, chịu được các lực tác động trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.

2. Tấm CSC

Được gắn cố định trên container, trên mỗi tấm CSC có ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như: tải trọng tối đa, ngày sản xuất, hạn kiểm định, mã số phê duyệt của cơ quan kiểm định.

3. Kiểm tra và thử nghiệm

Để được cấp tấm thẻ CSC, container cần trải qua những cuộc kiểm tra và thử nghiệm hết sức gắt gao xem có đáp ứng các yêu cầu về an toàn hay không.  Container sau một thời gian sử dụng cần phải được kiểm tra lại xem  có đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container hay không. Thông thường với container thường sẽ là 5 năm/ lần và 2,5 năm/ lần với container lạnh.

4. Bảo dưỡng

Việc bảo dưỡng container là cực kỳ cần thiết, đặc biệt là với những container chở hàng nguy hiểm, nguy cơ rò rỉ cao.

Tiêu chuẩn ISO về container

Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container bên cạnh các tiêu chuẩn CSC còn có các tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn ISO về container giúp:

  • Thống nhất các yêu cầu kỹ thuật về container trên toàn cầu
  • Đảm bảo tính tương thích giữa các loại container và các phương tiện vận chuyển cũng những phương tiện xếp dỡ chuyên dụng.
  • Nâng cao chất lượng và độ an toàn của container 

4 tiêu chuẩn ISO quan trọng của container

Có rất nhiều tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, nhưng dưới đây là 4 tiêu chuẩn quan trọng nhất: ISO 668, ISO 1496, ISO 6346, ISO 17712

1. Tiêu chuẩn ISO 668 – Tiêu chuẩn về kích thước và kết cấu

Những container đạt tiêu chuẩn ISO 668 sẽ tương thích với các thiết bị vận chuyển toàn cầu như xe đầu kéo, cẩu container, tàu biển… Tiêu chuẩn ISO 668 đưa ra tiêu chuẩn xác định những thông số cơ bản của container như:

  • Kích thước container 20ft, 40ft, 45ft
  • Vị trí khoá chốt twist lock
  • Trọng tải tối đa, khả năng chịu lực

2. Tiêu chuẩn ISO 1496 – Yêu cầu kỹ thuật theo từng loại container

Tiêu chuẩn ISO 1496 quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về độ bền, kết cấu, vật liệu cho từng loại container cụ thể như: container khô, container lạnh, container bồn, container sản phẳng

3. Tiêu chuẩn ISO 6346 – Mã hiệu container (BIC code)

Tiêu chuẩn ISO 6346 quy định về mã hiệu nhận biết container giúp theo dõi, quản lý và tra cứu container toàn cầu. Mỗi container sẽ có một mã hiệu duy nhất gồm 11 ký tự. Quy định về hệ thống mã hiệu container gồm:

  • Chủ sở hữu container – 3 ký tự
  • Loại container – 1 ký tự
  • Số seri – 6 số
  • Số kiểm tra (check digit) – 1 số
Mã hiệu container (BIC code) đạt tiêu chuẩn ISO 6346
Mã hiệu container (BIC code) đạt tiêu chuẩn ISO 6346

4. Tiêu chuẩn ISO 17712 – Quy định về seal niêm phong bảo vệ container

Tiêu chuẩn ISO 17712 quy định về seal niêm phong bảo vệ container gồm các yêu cầu về loại seal niêm phong, chứng nhận, thử nghiệm. Trong vận tải logistic, việc sử dụng seal niêm phong đạt chuẩn ISO 17712 là yêu cầu bắt buộc để giúp bảo vệ nguyên vẹn hàng hoá và giúp quá trình thông quan suôn sẻ hơn.

Seal niêm phong container đạt chuẩn ISO 17712 cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Vật liệu: Seal niêm phong được làm từ thép không gỉ hoặc hợp kim cứng, có độ  bền cao
  • Số seal/ số seri được khắc laser rõ ràng, không có dấu hiệu tẩy xoá
  • Khả năng chịu lực tối thiểu 1000kgf.

Là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải logistisc, bạn nên chọn những nhà cung cấp seal niêm phong container có uy tín như Kim Hải Seals để đảm bảo an toàn hàng hoá của bạn.

Seal niêm phong Kim Hải đạt tiêu chuẩn ISO 17712
Seal niêm phong Kim Hải đạt tiêu chuẩn ISO 17712

Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn CSC

Từ những kiến thức ở trên, có thể thấy các tiêu chuẩn ISO giúp cụ thể hoá các yêu cầu của CSC. Hay nói cách khác, để xác định được một container đạt các tiêu chuẩn quốc tế về container thì tiêu chuẩn iSO giúp cung cấp các công cụ và phương pháp thực hiện các quy định của CSC. Khi tuân thủ theo những tiêu chuẩn ISO, nhà sản xuất và người sử dụng container có thể dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu của CSC.

Tham khảo: Quy trình 7 bước vận chuyển hàng hoá bằng container

Vì sao cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container là điều bắt buộc về mặt pháp lý, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể như:

  • Đảm bảo an toàn hàng hoá trong suốt hành trình
  • Giúp bảo vệ người và tài sản, tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra do container không đảm bảo an toàn
  • Nâng cao hiệu quả vận chuyển: Nhờ có sự tương thích toàn cầu, quá trình xếp dỡ, vận chuyển được nhanh và thuận lợi hơn
  • Tăng uy tín của doanh nghiệp
  • Tuân thủ đúng quy định của pháp luật
  • Giảm thiểu rủi ro và chi phí phát sinh xử lý sự cố

Bạn đã bao giờ tự hỏi, liệu những chiếc container doanh nghiệp mình đang sử dụng có đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container không? An toàn container không chỉ là vấn đề kỹ thuật, vấn đề pháp lý mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về những tiêu chuẩn quốc tế về an toàn container? Hay các giải pháp đảm bảo an ninh an toàn hàng hoá?  Hãy liên hệ với Kim Hải để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH MTV VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ KIM HẢI
Địa chỉ: Số 16 đường số 6, KDC Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức , Tp.HCM, VN.
Điện thoại: 028. 62 72 3869 – 0909.630.869
Email: info@kimhaiseals.vn
Website: https://kimhaiseals.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/kimhaiseals/
Maps: SEALS KIM HẢI

Trả lời

0909.630.869